1. Ngủ là gì?
– Ban ngày là thời gian để con người thức tỉnh để sinh hoạt và lao động do đó não bộ phải luôn luôn làm việc để đảm bảo các hoạt động lúc thức tỉnh. Do đó, não cũng cần phải có khoảng thời gian để nghỉ ngơi tạm thời, tránh quá tải do làm việc quá nhiều và về mặt lý thuyết não thư giãn bằng cách ngủ, ngủ là trạng thái ức chế toàn thân, từ các giác quan đến thần kinh trung ương. Ngủ là thời gian não được nghỉ ngơi lấy lại năng lượng cho một ngày làm việc và chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo.
– Chính trong giấc ngủ không chỉ có não được nghỉ ngơi và tái tạo mà chính các cơ quan khác của cơ thể cũng được nghỉ ngơi và tái tạo. Do rằng, chính trong giấc ngủ cơ thể chỉ sử dụng một nguồn năng lượng tối thiểu nhất và nhờ đó quá trình hồi phục tái tạo của cơ quan diễn ra một cách thuận lợi. Kết quả là sau một giấc ngủ ngon, con người sẽ trở nên tươi tắn, sảng khoái và khỏe mạnh hơn.
– Nếu ngủ không đủ, cơ thể không có thời gian để hồi phục tái tạo năng lượng, dần dà sẽ đưa đến suy giảm sức khỏe bản thân, là nền tảng cho các bệnh lý xuất hiện.
2. Ngủ bao nhiêu là đủ?
Trước kia quan niệm, người càng lớn tuổi, thời gian cần ngủ càng ít. Tuy nhiên quan niệm đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Theo như những nghiên cứu về giấc ngủ được thực hiện tại bệnh viện Thống Nhất đã thống nhất đưa ra kết luận rằng: Dù ở bất cứ ở độ tuổi nào: thanh niên, trung niên, cao tuổi, thượng thọ đều cần thiết phải có thời gian ngủ từ 7-8 giờ/ ngày. Đạt được yêu cầu này về thời gian ngủ, có thể mới có 1 sức khỏe khá tốt. Tuy vậy, quan trọng hơn là chất lượng của giấc ngủ
3. Giấc ngủ như thế nào mới gọi là giấc ngủ có chất lượng tốt ?
– Một giấc ngủ được gọi là tốt khi đó là một giấc ngủ sâu, không hoặc ít bị thức giấc trong đêm, nếu có thức giấc nửa đêm thì vẫn có thể ngủ lại dễ dàng. Quan trọng để nhận biết một giấc ngủ có chất lượng tốt chính là sáng dậy con người cảm thấy đầu óc minh mẫn và cảm nhận cơ thể mình thật sảng khoái và khỏe mạnh.
– Ngược lại một giấc ngủ kém chất lượng là một giấc ngủ chập chờn, mộng mị và hay bị thức giấc. Sau khi thức giấc giữa đêm thì rất khó khăn hoặc mất nhiều thời gian để ngủ trở lại. Kết quả là vào sáng hôm sau ta sẽ cảm thấy nặng đầu, nhức đầu, uể oải và mệt mỏi.
4. Rối loạn giấc ngủ có những biểu hiện như thế nào ?
Rối loạn giấc ngủ có thể biểu hiện với các dấu hiệu như sau :
a) Rối loạn về tâm lý lúc trước khi ngủ :
Đến giờ đi ngủ, lên giường nhưng cứ trằn trọc, xoay qua nghiêng lại, mắt nhắm trong đầu luôn luôn xuất hiện các ý nghĩ lộn xộn, khó cắt đi hết, hết chuyện này sang chuyện khác
b) Rối loạn hô hấp lúc ngủ :
Ở trạng thái ngủ say, người có rối loạn giấc ngủ thường có tiếng ngáy to và nhịp thở không đều trong lúc ngủ và thậm chí có thể có một khoảng thời gian ngừng thở nhưng sau đó lại thở trở lại cũng với một nhịp thở không đều như bình thường.
c) Nghiến răng và co giật tay chân lúc ngủ :
Ngủ vẫn sâu, nhưng răng nghiến chặt phát thành tiếng kêu. Hoặc chân tay co giật từng lúc.
5. Nguyên nhân nào gây ra rối loạn giấc ngủ và mất ngủ ?
Rối loạn giấc ngủ và mất ngủ có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, thông thường được xếp thành 3 nhóm lớn :
a) Căng thẳng thần kinh :
Các áp lực nặng nề về gia đình xã hội, môi trường sống đặt cơ thể luôn luôn ở trong trạng thái cảm xúc âm tính dẫn đến mất ngủ.
b) Các bệnh lý sẵn có của cơ thể có thể gây rối loạn giấc ngủ :
– Huyết áp cao nhiễm mỡ xơ mạch, gây thiếu máu não.
– Các trạng thái đau ở các cơ quan nội tạng: cơ xương khớp, thần kinh, dạ dày, đại tràng, tái mật, đau do ung thư . v.v…
c) Mất ngủ và khó ngủ do ngoại cảnh :
– Khí hậu thời tiết nóng lạnh, tiếng ồn, v.v…
– Các chất kích thích: trà, cà phê.
6. Làm gì để có được mốt giấc ngủ chất lượng tốt (giấc ngủ sâu) ?
Để có thể có được một giấc ngủ sâu có chất lượng tốt hãy thực thực hai công việc sau :
a) Rèn luyện lối sống:
– Tập và rèn luyện lối sống có hệ thần kinh vững vàng. Luôn luôn làm chủ mọi cảm xúc, tình cảm trong mọi tình huống, không để 1 tác động tiêu cực nào ảnh hưởng đến cơ thể.
b) Sắp xếp gọn gàng hoàn chỉnh công việc: trước khi đi ngủ.
– Yêu cầu đặt ra là: phải hoàn thành các việc làm liên quan đến bản thân trước khi đi ngủ. Tránh hiện tượng quên dần đến đã lên giường nằm lại bật dậy nhiều lần.
– Phòng ngủ phải thoáng mát, không nóng hoặc lạnh quá. Nhiệt độ thích hợp với cơ thể. Yên tĩnh.
– Nếu biết trước mình khó ngủ. Trước khi đi ngủ:
+ Massage nhẹ nhàng toàn thân.
+ Tập thở khí công. Dưỡng sinh, thể dục nhẹ nhàng.
+ Ngâm chân từ 10-15 phút vào nước ấm thích hợp.
+ Không ăn uống trước khi đi ngủ từ 2-3 giờ, đặc biệt các chất khích thích: trà, cà phê, Không ăn quá no.